Cách làm bộ đàm đơn giản với 3 bước cụ thể

Cách làm bộ đàm đơn giản với 3 bước cụ thể 1

Hướng dẫn cách làm bộ đàm đơn giản tại nhà với 3 bước cụ thể chi tiết được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để tự làm máy bộ đàm dựa trên những kiến thức vật lý về sóng điện từ

Bước 1: Chọn điện trở cho mạch dao động bên phát và bên thu.

Bạn tham khảo bảng tra trên để chọn ra các điện trở gắn trên chân OSC1 và OSC2. Bạn cũng có thể dùng một biến trở để từ từ dò ra được trị của điện trở thích ứng.

Bước 2: Đặt bit cho bên phát và bên thu giống nhau.

Cho ghép 2 IC PT2262 và PT2272 như sơ đồ mạch trên, thực hiện cách đặt mã bit cho bên phát và bên thu giống nhau, sau đó cấp điện và đo volt DC trên chân VT bên thu và nhấn nút BP trên chân TE của bên phát, nếu mức volt trên chân VT có thay đổi là hai IC đã “hiểu nhau”. Nếu mức volt DC không có thay đổi thì sao?

* Xem lại cách đặt mã có giống nhau không?

* Xem lại trị các điện trở gắn trên các chân OSC1 và OSC2 có chính xác không?

* Thay thử IC khác.

Xem thêm:IC là gì ? Các loại IC phổ biến hiện nay

Bước 3: Kết nối bên phát bên thu bằng sóng cao tần.

Bạn cho xung mã lệnh ra ở chân Dout của PT2262 nối vào chân B của transistor phát với mạch cộng hưởng LC trên chân C để mượn sóng cao tần cho phát tín hiệu vào không gian.

Bạn dùng transistor và bẩy sóng LC để bắt sóng của bên phát. Sau khi qua mạch tách sóng lấy ra tín hiệu mã lệnh đưa vào chân DIN của PT2272 để được giải mã, nếu tần số sóng cao tần bên phát và bên thu phù hợp, Bạn sẽ thấy có thay đổi mức volt DC trên chân VT mỗi khi Bạn nhấn nút BP trên chân TE. Bạn dùng mức volt này để điều khiển các thiết bị mà Bạn muốn.

Nếu mạch không điều khiển được thì sao?

Bạn “kiên nhẫn” chỉnh các tụ tinh chỉnh bên phát hay bên thu sao cho tần số bên phát và bên thu phải bằng nhau. Nếu việc điều chỉnh càng chuẩn xác, tầm điều khiển sẽ càng xa.

Để làm thực hành cho quen tay, thường có 2 cách:

Cách 1: Bạn tìm mua các linh kiện dạng Kit, trong đó người ta đã soạn đủ các linh kiện theo sơ đồ mạch điện và mua về Bạn chỉ việc xem theo sự hướng dẫn ráp theo là được.

Cách 2: Bạn tìm mua các mạch điện này trong các thiết bị ở các chổ mua bán đồ cũ. Mua về, tháo ra, dò mạch, tháo linh kiện ra khỏi mạch, rồi thử ráp lại với các ứng dụng mới.

Theo kinh nghiệm của tôi cách làm 2, Bạn tốn chi phí ít hơn, học được nhiều hơn, do đó tôi đề nghị Bạn hãy làm thực hành theo cách thức này.

Tìm hiểu bộ phận phát sóng:

Muốn hiểu một thiết bị điện tử nào, chúng ta phải bỏ công tốn sức khảo sát sơ đồ mạch điện của nó. Với tất cả các thiết bị điện tử tôi có, tôi đều để ra thời gian phân tích và tìm hiểu nó một cách rất triệt để. Sau khi tháo bộ phận phát sóng RF, dùng sóng mang mang theo tín hiệu nhận dạng 32768Hz để đóng mạch cho phát ra tín hiệu chuông. Chúng ta vẽ lại được sơ đồ mạch điện như hình sau:

Sơ đồ mạch điện cho thấy: Người ta dùng hai tầng đảo trong 4069 tạo thành mạch dao động và cho định tần theo thạch anh đồng hồ có tần số là 32768Hz, vậy khi mạch được cấp điện chúng ta sẽ có tín hiệu “nhận dạng” cho ra trên chân 5, sau khi qua các tầng khuếch đại đảo nữa, tín hiệu này cho ra trên chân 10, 12 và nó được dùng để tạo phân cực cho chân B của transistor 9018. Transistor cao tần 9018 dùng làm mạch dao động tạo ra sóng mang tần cao RF. Tần số sóng mang lấy theo trị của cuộn dây tạo ra từ các đường cong trên bản mạch in. Để thay đổi tần số sóng mang, dùng tụ tinh chỉnh 20pF. Tụ 4pF dùng lấy tín hiệu hồi tiếp trên chân C trả về chân B để duy trì trạng thái dao động. Tóm lại, khi Bạn nhấn nút SW, lúc này Led chỉ thị sáng, mạch dao động 32768Hz phát ra tín hiệu, tín hiệu này qua nhiều tầng khuếch đại và đã được vuông hóa, mỗi khi xuất hiện xung biên cao, chân B của transistor 9018 sẽ vào trạng thái dao động và từ anten sẽ bức xạ ra nhóm xung tần cao RF, tín hiệu này sẽ được nhận vào ở bên thu.

Hình chụp này cho thấy thành phần cuộn cảm L trong mạch cộng hưởng LC dùng tạo ra sóng mang RF được tạo ra từ đường mạch in đặt trên board PCB.

Tìm hiểu bộ phận thu sóng:

Hình chụp cho thấy cách bố trí các linh kiện trên bảng mạch in của bên thu sóng.

Hộp thu sóng dùng nguồn nuôi 3V, khi nhận được tín hiệu điểu khiển, ic chuông sẽ phát ra tín hiệu chuông cửa, tín hiệu này sẽ được khuếch đại và kích rung một loa gốm.

Hộp thu sóng có sơ đồ mạch điện như hình sau:

Nguyên lý làm việc của mạch như sau: Trên chân C của transistor 9018 là mạch LC dùng làm bẩy sóng dùng bắt tín hiệu của bên phát. Trên chân E có mạch tự phân cực với điện trở 560 và tụ lọc 102. Tụ 10pF và cuộn cảm 4.7μH dùng lấy tín hiệu trên chân C hồi tiếp về chân E để tạo dao động, điện trở 47K và tụ 103 cấp áp phân cực cho chân B.

Như vậy, ở tầng này người ta tạo ra tín hiệu tại chổ cho “phách” với tín hiệu bắt được ở bẩy sóng để tách ra tín hiệu có tần số 32768Hz vốn có trong sóng mang. Người ta dùng tín hiệu 32768Hz làm tín hiệu “nhận dạng” để tránh điều khiển sai, sau khi đã tách ra được tín hiệu nhận dạng có trong sóng mang, tín hiệu này qua mạch lọc nhiễu với điện trở 1.5K và tụ 202, và rồi qua tụ liên lạc 102 vào các tầng khuếch đại, tầng khuếch đại dùng transistor 9014 với điện trở định áp trên chân C là 47K và điện trở cấp phân cực cho chân B là 2.2MΩ, trong các tầng khuếch đại dùng thạch anh đồng hồ 32768Hz để lọc, để tách ra tín hiệu nhận dạng, sau cùng tín hiệu này sẽ qua tầng khuếch đại với 9014 để kích chạy IC chuông. Tín hiệu báo chuông cho qua tầng khuếch đại và rồi cho phát ra ở một loa gốm gắn trên hộp mạch thu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *