4 Cách phân loại bộ đàm bạn nên biết

4 Cách phân loại bộ đàm bạn nên biết 1

Trong bài này Eleplaza.com sẽ giới thiệu đến các bạn 4 cách phân loại máy bộ đàm theo các đặc tính khác nhau để bạn có thể dễ dàng hiểu được tính chất của từng loại bộ đàm và cơ chế hoạt động của chúng

Xem thêm: Cách làm thủ tục nhập khẩu bộ đàm và chứng nhận hợp quy

Phân loại bộ đàm theo công nghệ

Bộ đàm analog: sử dụng kỹ thuật tương tự trên tần số UHF hoặc VHF để liên lạc, cự ly liên lạc từ 1-3km

Bộ đàm kỹ thuật số: sử dụng kỹ thuật số (digital) hoạt động trên tần số UHF hoặc VHF để liên lạc, cự ly liên lạc từ 3-5km. Ví dụ điển hình cho loại mày là máy bộ đàm Motorola XIR P3688

Bộ đàm 3G/4G: sử dụng sóng di động 3G / 4G LTE hoặc sóng wifi để liên lạc, hoạt động như một thiết bị đầu cuối thông tin di động với cự ly liên lạc không giới hạn. Ví dụ điển hình của loại này là bộ đàm iCom IP503H

Phân loại bộ đàm theo tần số sóng

Bộ đàm tần số UHF: sử dụng băng tần UHF (Ultra High Frequency) thông thường hoạt động trong khoảng 400MHz – 470MHz, có khả năng xuyên vật cản tốt, hợp với những môi trường trong đô thị.

Bộ đàm tần số VHF: sử dụng băng tần VHF (Very High Frequency) thông thường hoạt động trong khoảng 136MHz – 174MHz có khả năng truyền xa hơn nhưng xuyên vật cản kém nên thường được khuyên dùng tại môi trường thoáng, ít vật cản như ngoại ô, trên cảng, biển,…

Bộ đàm tần số MF/HF: thường là dòng bộ đàm lưu động gắn trên tàu thuyền, ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải là chính.

Phân loại bộ đàm theo đặc điểm sử dụng

Bộ đàm cầm tay: loại bộ đàm bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng. Bộ đàm cầm tay thường có công suất 4-5W và có thể dùng pin sạc được.

Bộ đàm lưu động (bộ đàm taxi): loại bộ đàm được lắp trên các phương tiện lưu động như xe taxi, xe tải, tàu thuyền,… Dòng bộ đàm này thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có anten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.

Trạm cố định: thường lắp ở các trạm điều hành, có công suất phát từ 40W trở lên và có anten lắp trên cột cao.

Trạm chuyển tiếp tín hiệu: giúp tăng cự ly liên lạc cho các máy bộ đàm cầm tay, lưu động và cả trạm cố định.

Phân loại bộ đàm theo tính chất thiết bị

Bộ đàm nghiệp dư (Amateur Radio): loại bộ đàm không chuyên, có giá thành thấp và được bán rất nhiều trên thị trường. Đôi khi loại máy bộ đàm này còn được sản xuất phục vụ nhu cầu đại trà và được gọi là sản phẩm tiêu dùng (consuler walkie talkie) hoặc máy bộ đàm giá rẻ. Loại thiết bị này có kích thước khá nhỏ, có loại nhỏ như điện thoại di động. Các máy liên lạc với nhau bằng các kênh định sẵn, có loại do người sử dụng tự cài đặt lấy hoặc do các cửa hàng cài đặt tần số bất kỳ để sử dụng. Các loại máy này còn hạn chế nhiều về chất lượng và được sản xuất bởi các hãng không mấy danh tiếng từ Trung Quốc.

Bộ đàm chuyên nghiệp (Professional Radio): loại bộ đàm được sản xuất theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng, được kiểm định và thẩm định bởi các cơ quan quản lý chất lượng của quốc gia nơi đặt nhà máy sản xuất. Loại thiết bị này được các hãng sản xuất bộ đàm nổi tiếng, uy tín lâu năm như Motorola, iCOM, Kenwood, Vertex Standard, Kirisun, HYT… và đáp ứng được trong nhiều loại môi trường khác nhau, kể cả những môi trường khắc nghiệt nhất (môi trường nhiều nước, dễ cháy nổ, nhiều bụi,…). Một số loại máy bộ đàm trong nhóm này có cung cấp license hoặc software mặc định mã hóa đầu cuối. Chúng ta cùng tìm hiểu các chính sách kiểm tra chuyên ngành áp dụng với bộ đàm ở phần dưới đây

Trên đây là 4 cách phân loại bộ đàm được Eleplaza.com tổng hợp lại mong rằng đã giúp các bạn hiểu một cách tổng quan về cơ chế và đặc thù của loại sản phẩm này khi sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *