Chế độ truyền là cách thức truyền dữ liệu giữa hai thiết bị. Ở đây ta có thể hiểu chế độ truyền là phương thức giao tiếp giữa các thiết bị. Mạng lưới dữ liệu và cách truyền được thiết kế để cho phép giao tiếp diễn ra giữa các thiết bị đơn lẻ khi được kết nối với nhau. Có 3 loại chế độ truyền
Chế độ Simplex
Chế độ Simplex là chế độ giao tiếp một chiều. Trong chế độ này khi kết nối với nhau chỉ 1 trong 2 thiết bị có thể truyền tín hiệu, thiết bị còn lại chỉ có thể nhận tín hiệu. Chế độ simplex có thể sử dụng toàn bộ băng thông của kênh để gửi dữ liệu theo 1 hướng.
Ví dụ đơn giản nhất là bàn phím và màn hình bình thường:
– Bàn phím chỉ truyền tín hiệu đi
– Màn hình chỉ nhận tín hiệu
Chế độ Full Duplex Mode
Ở chế độ full duplex mode, cả 2 thiết bị có thể truyền và nhận đồng thời . trong chế độ song công, các tín hiệu đi theo một hướng chia sẻ dung lượng với tín hiệu đi theo hướng khác. Việc chia sẻ có thể xảy ra theo 2 trường hợp:
Liên kết phải chứa 2 đường truyền riêng biệt về mặt vật lý, một đường để gửi và 1 đường để nhận
Công suất được phân chia giữa tín hiệu truyền và tín hiệu đi theo cả 2 hướng
Chế độ song công được sử dụng khi luôn yêu cầu giao tiếp giữa 2 chiều nhưng tổng dung lượng của kênh sẽ phân chia giữa 2 hướng.
Ví dụ: mạng điện thoại có sự liên lạc giữa 2 người bằng 1 đường dây điện thoại, qua đó cả hai có thể nói và nghe cùng 1 lúc
Dung lượng kênh = 2 * băng thông * Độ trễ lan truyền
Chế độ Half-Duplex Mode (bán song công)
Ở chế độ Half Duplex mode, mỗi thiết bị có thể vừa truyền vừa nhận nhưng không đồng thời. Khi một thiết bị gửi tín hiệu đi, thiết bị kia chỉ có thể nhận và ngược lại. Chế độ bán song công được sử dụng trong trường hợp không cần giao tiếp theo cả 2 hướng cùng 1 lúc. Toàn bộ dung lượng kênh có thể sử dụng cho từng hướng.
Ví dụ: bộ đàm khi có người nói thì người còn lại chỉ có thể nghe
Dung lượng kênh = Băng thông * Độ trễ lan truyền