Máy bộ đàm bị mất tiếng, âm thanh khó nghe xử lý như thế nào?

may-bo-dam-bi-mat-tieng-am-thanh-kho-nghe-xu-ly-nhu-the-nao
Máy bộ đàm bị mất tiếng, âm thanh khó nghe xử lý như thế nào là thắc mắc của nhiều khách hàng sử dụng bộ đàm khi sử dụng bộ đàm lần đầu hoặc chưa đúng cách. 
Bộ đàm đã trở thành công cụ không thể thiếu ở một số ngành nghề hiện nay bởi tính chất đặc thù của công việc. Bộ đàm có khả năng ứng dụng rất tiện lợi, hỗ trợ cho quá trình liên lạc của con người trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Vì thế, nếu gặp phải tình trạng máy bộ đàm bị mất tiếng, âm thanh khó nghe thì rất bất tiện

Nguyên nhân khiến máy bộ đàm không sử dụng được và cách sửa lỗi

may-bo-dam-bi-mat-tieng-am-thanh-kho-nghe-xu-ly-nhu-the-nao
Máy bộ đàm bị mất tiếng, âm thanh khó nghe xử lý như thế nào?

Bộ đàm bị rè

Máy bộ đàm bị rè là do pin của máy đang yếu, anten máy lắp đặt chưa chặt và do khoảng cách giữa các máy liên lạc đang đến ngưỡng bán kính hoạt động.
Cách sửa khắc phục lỗi máy bộ đàm bị rè:
  • Sạc pin hoặc thay pin mới.
  • Chỉnh lại anten cho chặt.

Máy bộ đàm không nghe được

  • TH1: pin của máy kém.
Khi thấy bộ đàm không nghe được, hãy cẩn thận kiểm tra lại pin máy còn hay đã cạn kiệt. Trong trường hợp máy đã hết pin thì tốt nhất là bạn nên thay luôn pin mới.
  • TH2 : Anten của máy bộ đàm bị gãy hoặc lắp chưa chặt với máy.
Anten của máy bộ đàm trong quá trình sử dụng có thể bị gãy hoặc chưa được lắp chặt với phần thân máy, gây ra lỗi bộ đàm không nghe được. Vì vậy, bạn nên kiểm tra lại kỹ càng phần anten của thiết bị khi bộ đàm không nghe được, đảm bảo anten đã được gắn chặt với máy.
  • TH3: Do tần số không cùng kênh.
Tần số bộ đàm giữa các thiết bị trong hệ thống phải đảm bảo bắt đúng kênh và đúng tần thì mới hạn chế gặp phải tình trạng bộ đàm không nghe được.
  • TH4: Công suất của máy đáp ứng khoảng cách nhất định
Bộ đàm không nghe được hoặc âm thanh phát ra không rõ ràng có thể là do khoảng cách sử dụng giữa các thiết bị chưa được đảm bảo. Bộ đàm chỉ có thể bắt sóng và tần số rõ ràng trong 1 cự ly mà thiết bị cho phép. Đó là lý do vì sao khi mua bộ đàm, bạn cần hỏi kỹ đơn vị bán về công suất và tần số của máy bộ đàm như thế nào. Lưu ý là bộ đàm có công suất càng lớn thì sẽ cho phạm vi liên lạc càng xa hơn.
Sau khi đã tiến hành kiểm tra đủ các yếu tố trên mà máy bộ đàm mất tiếng vẫn không khắc phục tình trạng máy bộ đàm lỗi thì hãy nhanh chóng liên hệ tới bộ phận kỹ thuật của đơn vị phân phối sản phẩm để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Bộ đàm không nói được

  • Có thể bộ đàm không nói được là do bị bụi bẩn hoặc giấy dán che lấp lỗ thu âm của máy. Với lỗi bộ đàm không nói được, hãy cẩn thận lau sạch và kiểm tra xem lỗ thu âm có đang bị vật cản nào che lấp không nhé!
  • Tần số máy bộ đàm vẫn là yếu tố quan trọng, là nguyên nhân chủ yếu gây ra lỗi bộ đàm không nói được. Hãy cài đúng tần số máy bộ đàm với hệ thống chính của máy bộ đàm. Một nguyên nhân khác khiến bộ đàm không nói được có thể do anten máy phát gặp phải tình trạng như bị gãy trong hoặc lắp chưa đúng.
  • Nguyên nhân cuối cùng gây ra lỗi bộ đàm không nói được là bộ đàm bị hỏng phần thu. Lời khuyên dành cho trường hợp máy bộ đàm lỗi này là có thể liên hệ tới các nhân viên kỹ thuật để được bảo hành sản phẩm.

Bộ đàm phát ra tiếng hú

Trường hợp bộ đàm bị hỏng gây ra tình trạng hú có thể là do bộ đàm hỏng phần cảm biến tại chức năng SOS (chức năng báo động). Máy bộ đàm khác đang nhấn chế độ báo động cũng là một nguyên nhân khiến bạn lầm tưởng bộ đàm hỏng, hãy theo dõi các bộ đàm xung quanh cùng hệ thống với mình nhé.

Các máy bộ đàm âm thanh tốt, bền bỉ được sử dụng nhiều nhất

Bộ đàm Motorola CP1100

may-bo-dam-bi-mat-tieng-am-thanh-kho-nghe-xu-ly-nhu-the-nao
Máy bộ đàm bị mất tiếng, âm thanh khó nghe xử lý như thế nào?

Thông số kỹ thuật

  • Dải tần số (UHF): 400 – 470mhz
  • Công suất: 10W (UHF)
  • Số kênh: 16 kênh
  • Pin Li-ion: 3.000mAh
  • Kích thước : 115 x 56 x 34mm
  • Trọng lượng: 200g
  • Xuất xứ: Malaysia
  • Cự li liên lạc tốt: 3 – 5km (Tùy thuộc độ trống thoáng của khu vực sử dụng)

Bộ đàm Motorola GP 3588 Plus

may-bo-dam-bi-mat-tieng-am-thanh-kho-nghe-xu-ly-nhu-the-nao

Thông số kỹ thuật
  • Dải tần số: UHF 400-480 MHz.
  • Bộ nhớ 16 kênh tần số.
  • Công suất phát : 12W (UHF) xuyên qua vật cản rất tốt.
  • Nguồn điện Pin sạc : 7,4V.
  • Pin : Li-on (3800 mAh) cho thời gian sử dụng liên tục 10 ~ 12h.
  • Chất lượng âm thanh cao.
  • Cự ly liên lạc : 1 ~ 5Km ( tuỳ theo điều kiện và môi trường sử dụng ).
  • Đèn báo trạng thái tín hiệu và Pin sạc.
  • Kích thước (rộng x cao x sâu) : 57,6 x 115,6 x 40,5 mm.
  • Trọng lượng : 250g

Bộ đàm Motorola CP 550

  • Số lượng kênh: 16 CH
  • Dải tần: 400-470 Mhz với công suất 10W
  • Độ dãn kênh (Rộng/ Hẹp): 25 kHz / 12.5 kHz
  • Điện áp sử dụng: 7.4 V DC ±20 %
  • Thời gian sử dụng: Khoảng 96 giờ
  • Nhiệt độ làm việc: -20°C ~ +60°C
  • Độ ổn định tần số: 2.5 ppm
  • Trở kháng Anten: 50 Ω
  • Độ rộng tần số: 30 MHz
  • Trọng lượng: 240 g

Bài viết Máy bộ đàm bị mất tiếng, âm thanh khó nghe xử lý như thế nào đã phần nào chia sẻ cho các bạn mẹo xử lý khi máy bộ đàm không sử dụng được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *