1. Các lỗi thường gặp khi sử dụng bộ đàm
- Mất tín hiệu hay âm thanh
- Bảo mật không tốt
- Thông tin bị ngắt quãng, rời rạc
- Mất tín hiệu khi ở trong thang máy, hầm
- Máy bộ đàm bị sôi, rè
2. Nguyên nhân bộ đàm không sử dụng được và cách khắc phục
Sử dụng sai tần số
Việc sử dụng sai tần số do bên bán không cài đặt tần số của máy theo giấy phép cho bạn. gây ra lỗi cho máy là không có tín hiệu hay âm thanh
Ví dụ: Bộ đàm TDRADIO có 2 kênh liên lạc, nếu cửa hàng bán bộ đàm cho bạn cài cho bạn cả 2 kênh mà không khóa kênh không sử dụng trong khi bạn chỉ đăng ký 1 tần số . Bạn sẽ vi phạm quy định sử dụng tần số bộ đàm và có thể bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng cho mỗi máy.
Khắc phục: Yêu cầu đơn vị bán, cài đặt đúng với tần số bạn đã đăng ký.
Sử dụng sai kênh tần số
Việc sử dụng sai kênh tần số sẽ khiến cho bộ đàm mất tín hiệu hay âm thanh và bảo mật không tốt.
Nguyên nhân: Có những loại bộ đàm sử dụng tần số khác nhưng vẫn bị trùng tần số với nhiều thiết bị khác do cùng mã máy. Điều này làm thông tin không được bảo mật, tín hiệu cuộc gọi bị ngắt quãng.
Bạn phải cài đặt các máy máy bộ đàm có chung tần số để có thể đạt hiệu quả liên lạc và an toàn sử dụng. Đổi kênh khác trong 16 hay 32 kênh để không bị trùng kênh với các nhà sử dụng khác.
Khắc phục: Nhà sản xuất cũng đã phát triển ra nhiều kênh tần số nhằm cung cấp cho thiết bị của mình. Hoặc sản xuất được những máy có chức năng bảo mật cao, chống nghe lén. Điều quan trọng là bạn nên đăng ký một tần số riêng cho mình để sử dụng.
Phạm vi liên lạc bị giới hạn
+ Phạm vi sử dụng mỗi loại máy sẽ khác nhau, từ 1 – 5km tùy máy và tùy vật cản địa hình nơi bạn sử dụng. Việc phạm vi sử dụng rộng hơn phạm vi máy có thể đáp ứng sẽ khiến cho thông tin bị ngắt quãng, rời rạc rè rè kho truyền thông tin.
Khắc phục: Lựa chọn máy bộ đàm phù hợp với phạm vi liên lạc theo yêu cầu của công việc. Thay pin mới, tăng cự ly liên lạc bằng việc sử dụng trạm lặp tiếp sóng.
+ Hoặc trong điều kiện là việc nhiều tiếng ồn, tạp âm hay sóng khác người nhận sẽ nhận được thông tin không rõ.
Khắc phục: Bạn nên sử tai nghe để nghe được âm thanh rõ ràng nhất.
+ Khi ở trong thang máy, hầm là địa hình có nhiều vật cản phạm vi liên lạc của bộ đàm sẽ bị giới hạn. Khi đi vào những nơi có nhiều vật cản hay không gian quá khép kín như than máy, đường hầm thì phạm vị liên lạc sẽ bị giảm thiểu đi do bị cản sóng.
Khắc phục: Các nhà sản xuất đã phát triển thêm 1 thiết bị trạm khuếch đại sóng sẽ giúp tín hiệu xuyên vật cản tốt, tin được truyền đi xa hơn.
3. Các bước kiểm tra bộ đàm khi gặp sự cố
- Kiểm tra pin xem có lệch pin hay yếu pin không
Nguồn cấp điện là bộ phận quan trong của bộ đàm, điện áp để thiết bị hoạt động từ 10.6 đế 15.6 VDC, khi tín hiệu thoại không ổn định, dùng đồng hồ VOM để kiểm tra điện áp nguồn.
- Kiểm tra micro khi để máy gần
- Kiểm tra công suất thu, phát giữa hai máy
Khi tín hiệu thoại không tốt, kiểm tra sơ bằng cách dùng hai máy thu phát qua lại với nhau, cự ly từ gần đến xa, nếu máy bình thường liên lạc xa nhưng thử cách này vẫn không đi được có thể máy hư công suất, phần phát, máy nghe không được có thể hư loa, phần thu.
- Kiểm tra kênh tần số
Một lỗi cơ bản nhưng thường gặp là kiểm tra kênh tần số đang sử dụng, nếu gọi mà đầu cối không nghe được vui lòng xem kênh mình chọn đúng danh định chưa.
- Kiểm tra jack anten
Đầu nối anten lâu ngày thường bị oxi hóa, hãy kiểm tra, siết chặt. Tiếp xúc không tốt cũng làm máy thu phát không được
- Kiểm tra volume
Lỗi này thường xảy ra khi thay đổi ca trực, trực qua đêm. Có thể người trực trước vặn nhỏ hết cỡ volume, người sau vào thay nhìn máy hoạt động nhưng không nghe được. Vì vậy trước khi sử dụng hãy kiểm tra volume xem mức độ vặn ở đâu, tránh trường hợp không nghe được âm thanh mà vội kết luận máy đã bị hỏng.
Hi vọng với những chia sẻ các lỗi thường gặp khi sử dụng bộ đàm, nguyên nhân và cách khắc phục của chúng tôi, bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình sử dụng bộ đàm của mình, và liên lạc và trao đổi thông tin luôn diễn ra theo ý của bạn.