UHF và VHF là gì trong bộ đàm ?

UHF và VHF là gì trong bộ đàm ? 1

UHF và VHF là gì trong bộ đàm ? Nó có đóng vai trò quan trọng như thế nào khiến các hãng bộ đàm hầu hết đều phải sản xuất hai loại máy này. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về 2 loại tần số UHF và VHF này ngay nội dung bài viết dưới đây.

Tần số UHF, VHF là gì?

UHF là viết tắt của từ Ultra High Frequency tần số cực cao  là dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 300 MHz tới 3 GHz (3,000 MHz), còn được gọi là băng tần decimet hay sóng decimet do bước sóng của UHF nằm trong khoảng 1 tới 10 decimet (10 cm tới 1 m).

VHF là viết tắt của từ gì Very High Frequency tần số rất cao (VHF) là dải tần số vô tuyến nằm từ 30 MHz tới 300 MHz. Việc phân bổ tần số do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) thực hiện.

Sự khác nhau giữa 2 tần số UHF và VHF

Để biết 2 loại tần số UHF và VHF này có điểm khác nhau nào? Chúng ta hãy dựa vào hình so sánh dưới đây.

UHF và VHF là gì trong bộ đàm ? 2

Theo công thức năng lượng sóng điện từ

UHF và VHF là gì trong bộ đàm ? 3

                                                                    Trong đó: λ là bước sóng điện từ

Từ công thức trên ta có thể thấy bước sóng điện từ càng nhỏ thì năng lượng sóng sẽ càng mạnh tính đâm xuyên vật cản cao. Hay nói cách khác là sử dụng bộ đàm UHF sẽ có khả năng liên lạc trong môi trường nhiều vật cản tốt hơn bộ đàm dải tần VHF

UHF và VHF là gì trong bộ đàm ? 4

Các ưu điểm khi sử dụng bộ đàm UHF, VHF

Với sự khác nhau về tần số, ứng dụng những tần số UHF và VHF lại có chung ưu điểm như:

Cước phí liên lạc không mất phí

Mạng viễn thông công cộng không bị lệ thuộc

Rất tiện lợi khi sử dụng trong công tác cứu hộ, cứu nạn trong những mùa mưa bão, điều kiện viễn thông công cộng hạn chế.

Liên lạc nhanh chóng với các máy khác cùng hệ thống bằng cách nhấn nút và nói.

Giúp liên lạc nhanh chóng trong các trường hợp khẩn cấp và tiện lợi cho công việc trao đổi thường xuyên.

Tần số UHF và VHF được sử dụng ở đâu?
Trong các công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp;
Trong kinh doanh dịch vụ taxi, vận tải;
Trong quán bar nhà hàng, khách sạn,..
Trong công an, quân đội, lực lượng vũ trang;
Trong các lĩnh vực môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ;
Trong hàng không, nhà ga, dịch vụ mặt đất.
….
Những dòng máy nào sử dụng tần số UHF và VHF

Một số thiết bị sử dụng tần số UHF và VHF là: máy bộ đàm liên lạc, máy trợ giảng, máy phát sóng tín hiệu mật mã, đài phát thanh và ứng dụng trong quân sự,…

Tiêu chí để chọn máy bộ đàm có tần số UHF hay VHF

Tùy vào nhu cầu, vị trí địa hình sử dụng để liên lạc, người ta sẽ chọn tần số VHF và UHF sao cho liên lạc được xa và tốt nhất. Bằng cách:

Nên chọn UHF nếu cần sử dụng trong các tòa nhà cao tầng, công trình xây dựng trong khu vực thành phố.
Nên chọn VHF nếu cần sử dụng trong khu vực ít cản trở, trống trải giữa các máy bộ đàm.

Trên đây là thông tin về tần số UHF và VHF mà chúng tôi vừa chia sẻ. Hy vọng sẽ giải đáp được phần nào những thắc mắc về 2 loại tần số này. Từ đó, giúp quý khách biết cách lựa chọn tần số máy bộ đàm thích hợp để sử dụng trong lĩnh vực của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *