Bộ đàm là từ thông dụng để chỉ máy thu phát vô tuyến 2 chiều liên lạc thoại. Bộ đàm thường dùng để liên lạc thoại giữa 1 máy với 1 hoặc nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến. Đặc điểm của máy bộ đàm là luôn có phím “Nhấn để nói” PTT cho bạn liên lạc tức thì.
Xem thêm: Tổng quan nguyên lý làm việc của máy bộ đàm
Có nhiều cách phân loại bộ đàm:
Theo tần số có MF/ HF, VHF, UHF.
Theo tính cơ động có : Cầm tay, Lưu động và Trạm cố định.
Theo lĩnh vực ứng dụng : Trên bộ, hàng hải, hàng không…
Theo mức độ kết nối: trung kế và thông thường; Đơn vùng và đa vùng.
Theo công nghệ : kỹ thuật tương tự hoặc kỹ thuật số (là xu hướng hiện nay).
Máy bộ đàm Cầm tay: là loại mà bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng. Bộ đàm cầm tay thường có công suất không quá 6W và dùng pin sạc được.
Máy bộ đàm Lưu động: được lắp trên các phương tiện lưu động như taxi, xe tải, tàu thuyền… Thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có ăng ten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.
Bộ đàm Trạm cố định: Thường lắp ở các trạm điều hành, có công suất phát từ 40W trở lên và có ăng ten lắp trên cột cao. Một dạng máy trạm đặc biệt là Bộ lặp (repeater) giúp tăng cự ly liên lạc cho các Máy bộ đàm Cầm tay và cả Lưu động, Trạm cố định.
2. Sử dụng bộ đàm có cần được cấp phép không? Thủ tục như thế nào?
Theo qui định của Cục tần số vô tuyến điện: Mọi tổ chức, cá nhân (người sử dụng) sử dụng băng tần số (băng tần), tần số vô tuyến điện (tần số) và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (thiết bị) phải có giấy phép trừ trường hợp thiết bị sử dụng nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện.
Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện: cho phép người sử dụng được sử dụng một hay nhiều tần số nhất định cho một hoặc nhiều thiết bị vô tuyến điện kèm theo các điều kiện quy định cụ thể về địa điểm, phạm vi được phát sóng và điều kiện kỹ thuật, khai thác (tần số thu và phát, tham số kỹ thuật phát sóng, qui ước liên lạc…).
Thời hạn của Giấy phép: tối đa là 5 năm.
Xem chi tiết: Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không ? Cách đăng ký tần số bộ đàm mới nhất
3. Điểm khác biệt giữa bộ đàm và điện thoại di động là gì?
Liên lạc tức thì bằng cách nhấn 1 nút và nói. Các máy cùng hệ thống có thể nghe thấy bạn nói ngay lập tức. Giúp thiết lập liên lạc nhanh chóng, đặc biệt hữu ích trong các trường hợp khẩn cấp, trao đổi thường xuyên.
- Không mất phí liên lạc.
- Không lệ thuộc mạng viễn thông công cộng. Hữu ích cho sử dụng cứu nạn, cứu hộ và khi mưa bão, mạng viễn thông công cộng không phủ sóng hay bị hỏng.
Giải pháp về hệ thống bộ đàm trong những môi trường liên lạc đặc thù
Đối với các tòa nhà có số tầng không quá nhiều và chỉ có 1 tầng hầm
Tòa nhà có số tầng ít và chỉ có 1 tầng hầm thì bạn có thể dùng máy bộ đàm cầm tay để liên lạc với nhau là được. Vì cự ly liên lạc không quá xa và vật cản sóng không quá nhiều, việc xây dựng một hệ thống liên lạc bộ đàm là quá xa xỉ. Khi dùng máy bộ đàm cầm tay thì bạn chỉ cần chọn đúng kênh gọi là nhóm của bạn có thể liên lạc với nhau.
Đối với các tòa nhà cao tầng và có nhiều tầng hầm
Ngày nay các tòa nhà cao tầng là không hề ít ở Việt Nam, các công trình này còn xây dựng khá nhiều tầng hầm để phục vụ cho bãi đỗ xe hoặc sử dụng cho mục đích khác. Cự ly liên lạc sẽ xa và có nhiều vật cản bởi nhiều tầng và các bê tông dưới tầng hầm. Và giờ đây, máy bộ đàm cầm tay kết nối trực tiếp liên lạc với nhau là điều không thể. Chính vì vậy, bạn cần phải lắp trạm chuyển tiếp tín hiệu hay còn gọi là trạm lặp để khuếch đại tín hiệu của bạn được lớn hơn. Nhưng với điều này thì sẽ tốn chi phí đầu tư cho hạ tầng trạm chuyển tiếp và chi phí sử dụng tầng số. Mỗi tòa nhà có một thiết kế khác nhau và yêu cầu cũng khác nhau nên việc lắp hệ thống bộ đàm cho tòa nhà cũng sẽ khác nhau.
VD như: một tòa nhà cao 12 tầng và 2 tầng hầm thì ta có thể lắp hệ thống bộ đàm cho tòa nhà này chỉ cần 1 trạm chuyển tiếp tín hiệu và 1 anten. Tòa nhà Landmard 81 có 81 tầng và 3 tầng hầm thì việc dùng 1 trạm chuyển tiếp tín hiệu và 1 anten là hoàn toàn không thể phủ sóng hết. Với tòa nhà này thì sẽ dùng nhiều hơn 1 trạm chuyển tiếp và nhiều hơn 1 anten.
Trạm chuyển tiếp thông dụng được sử dụng là trạm chuyển tiếp
Đối với khuôn viên rộng lớn
Còn đối với các khuôn viên rộng lớn như các khu công viên, khu công nghiệp, khu resort thì bạn có thể sử dụng thử máy bộ đàm cầm tay liên lạc trực tiếp với nhau. Nếu như máy bộ đàm cầm tay không liên lạc được hết khuôn viên của bạn thì lúc đó hãy nghĩ đến việc lắp hệ thống bộ đàm. Đối với các khuôn viên như vậy thì có khi bạn chỉ cần 1 trạm chuyển tiếp tín hiệu, nhưng phải lựa chọn vị trí để lắp anten phù hợp và độ cao để lắp anten hợp lý. Lúc đó tín hiệu phát ra từ anten có thể phát được toàn bộ khuôn viên của bạn.
- Xem thêm: Cách thức hoạt động của bộ đàm taxi